Từ lâu, kiến trúc nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Nhắc đến nhà gỗ người ta nghĩ ngay đến một vùng đất bình yên, không xồ bồ, không nhộn nhịp như thành phố, nhưng lúc nào cuộc sống cũng an nhàn, tươi vui. Dù ở mỗi vùng miền khác nhau lại sở hữu một nét đặc trưng riêng đặc biệt thể hiện nếp sống, kiến trúc của từng nơi, thế nhưng khi nhắc đến kiến trúc nhà gỗ Bắc Bộ thì người ta nghĩ ngay đến sự giản dị, một lối sống chuẩn mực với một tâm hồn đầy nhạy cảm.
Vài năm trở lại đây, thú chơi nhà gỗ cổ trở nên rầm rộ hơn những năm trước. Dựa vào chất gỗ, cũng như tuổi thọ của nó, hoa văn trạm trổ, nội thất… mà có thể hiểu phần nào cơ ngơi của gia chủ. Bởi để có một gian nhà gỗ như thế chi phí bỏ ra không ít hơn vài tỷ đồng. Nhưng nếu bạn không phải người yêu cái đẹp truyền thống, thấy được cái hồn quê trong nó, thì cho dù bạn sở hữu khối tài sản lớn, tiền tỷ trong tay thì cũng khó có thể dựng lên một công trình nhà gỗ theo lối cổ truyền của cha ông.
5 Lý do khiến bạn muốn tìm hiểu kiến trúc nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ
Lý do thứ nhất: Trong quan niệm người Việt xưa hay nay, thì việc sở hữu một ngôi nhà chắc chắn, hài hòa với thiên nhiên, gần gũi với con người được xem là nền tảng vững chắc, thể hiện cho sự hiểu biết, mang đến sự sung túc, thậm chí còn thể hiến sự thành công, ý chí và tính cách của gia chủ. Chính vì thế mà việc dựng công trình nhà gỗ kiến cố là mơ ước của rất nhiều người. Và trong số những kiến trúc nhà gỗ cùng thời, thì kiến trúc nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ được xem là công trình đắt giá nhất, sở hữu sự tài hòa của con người.
Lý do thứ hai: Nhà cỗ kẻ truyền Bắc Bộ không sử dụng bất cứ một chất liệu hiện đại nào, thậm chí không sử dụng đến xi mắng, sắt thép… nhưng chúng vẫn cực kỳ kiên cố. Kể cấu đan chéo giữa các yếu tố trong kiến trúc khiến các nhà khoa học phải vào cuộc tìm hiểu. Đó có lẽ vẫn là một công trình đầy bí ẩn – nguồn tài nguyên quý giá mà ông cha ta để lại.
Lý do thứ ba: Đường nét chạm khắc đạt đến đình cao – điều mà không ai có thể phủ nhận được. Sau khi gỗ đã qua xử lý, bạn cần phải có những người thợ giỏi giang, tay nghề cao, cũng như am hiểu nét đẹp cổ truyền. Cầu kỳ hơn, mỗi một loại hình trạm trổ, trạm lộng, hay mỗi một phần trong kiến trúc đều phải đáp ứng từng yêu cầu kỹ thuật của mỗi chi tiết nhỏ. Ví dụ như mái ngói của nhà kẻ truyền phải là loại ngói Giếng đáy nung – loại ngói khá hiếm có và khó tìm, yêu cầu chủ nhà phải đặt trước hàng tháng trời thậm chí hàng năm. Đây mới chỉ là phần bắt đầu xây dựng nhà mà thôi, với mỗi chi tiết trạm trổ, người chủ phải có nghiên cứu chuyên sâu. Tất cả những yếu tố đó giúp hình thành nên phong cách sống nhã nhặn, bền bỉ và kiên trì cho những người yêu nhà gỗ.
Lý do thứ tư: Nhà gỗ có màu rất đẹp và bền lâu với thời gian, những công trình nhà gỗ chất lượng có tuổi đời đến hàng trăm năm. Thời gian hằn vết càng nhiều, ngôi nhà càng đắt giá, càng đẹp – một vẻ đẹp khiến người ta không bao giờ chán, càng ngắm càng tự hào.
Lý do thứ năm: Kiến trúc nhà gỗ không sử dụng bất kỳ chi tiết giả tạo, mang tính hình thực, cái đẹp xuất phát từ bên trong. So với những công trình hiện đại toàn sử dụng những chất liệu, màu sắc, đến kỹ thuật thậm chí kiểu cách lòe loẹt, mang tính hình thực. Lại thêm vô số món đồ giả: giả đá, giả gỗ, giả Tây, giả Tàu… Kiến trúc thành ra cũng bội thực. Hãy nhìn lại quý khứ, học các người thợ Việt tạo ra cái đẹp, để hiểu để quý cái đẹp từ trong “tâm” cái quý đích thực trong cái chân, cái mộc.
Càng hiểu biết sâu bao nhiêu thì kiến trúc nhà gỗ sẽ càng hoàn hảo bấy nhiêu!