Nhìn vào lối kiến trúc nhà gỗ cổ truyền Việt Nam có thể nhìn thấy được cả một chiều dài lịch sử, dấu vết của thời gian còn hằn rõ những đường nét chạm khắc tinh xảo – Nét đẹp nằm trên sự pha trộn độc đáo giữa hệ thống cột kèo, kết cấu chắc chắn, đường nét chạm khắc thanh thoát, nhẹ nhàng tuy đơn giản mà vô cùng trang nghiêm cuốn hút.
Sự kết nối giữa các thành phần trong một không gian hợp lý đến mức tự nhiên, hơn thế, hệ thức xác định kích thước hài hòa từ chi tiết đến tổng thể, được đúc kết từ đời này qua đời khác, dù không có bất kỳ một thiết bị máy móc hiện đại nào. Điều đó đã chứng tỏ cấu trúc, nhà gỗ Việt Nam được dựng trên một sơ đồ không gian mạch lạc. Đó là lý do vì sao nhà gỗ càng có tuổi đời giá trị càng cao.
Lối kiến trúc nhà gỗ cổ Việt Nam
Những ngôi nhà gỗ cổ truyền vùng Bắc Bộ được dựng lền từ một bộ khung vững chãi được kết nối với nhau bởi một hệ thống: cột, xà, kẻ, bẩy, câu đầu, con lợn, cái đấu, hoành, thượng lương… Kể cả khúc gỗ nào vào việc nào, đủ để thấy sự phân chia công năng, kết cấu nhà gỗ vô cùng cẩn thận, kỹ lưỡng. Người thợ trước hết cần dựng những chiếc cột đã được chuẩn bị sẵn, các cột vỉ cần được liên kết với xà ngang, dọc một cách chắc chắn. Mỗi đầu thanh vỉ đều phải đạt được sự đồng đều và mài bóng, hình thù chủ đạo là các nét đơn giản hay mây vờn… Sau khi khung gỗ được dựng lên, tiếp đó sẽ lợp ngói, làm tường. Thông thường tính gian nhà bằng các khoảng trống giữa 2 vỉ kèo, như một gian, nhà 3 gian, nhà 5 gian sẽ xây 6 bộ kèo.
Gỗ làm nhà được sử dụng phải đạt được tính văng hợp lý, loại gỗ cứng, bền chắc theo thời gian, có độ cứng đảm bảo và có tuổi đời cao để lựa chọn dựng nhà. Qua nhiều kỹ thuật khối gỗ sẽ được ngâm, tẩm, phơi khô đến mức độ phù hợp để đẩm bảo cốt gỗ không bị nứt gỗ và chống mối ăn tuyệt đối. Vì thế mà những ngồi nhà cổ truyền có độ bền cao, màu sắc dân dã cuốn hút.
Công trình nhà ở kết hợp làm nhà thờ tổ tiên
Ngoài những công trình nhà gian thông thường để ở, những công trình nhà ở còn được kết hợp làm nhà thờ họ, bởi người Việt từ xưa đến nay sống hướng về cội nguồn, sống với tâm linh, nét văn hóa truyền thống xưa – nét văn hóa đặc trưng của người Việt dù thời gian có đi qua vẫn sẽ không bao giờ thay đổi.
Các công trình theo lối cổ truyền Bắc Bộ thường chọn mái ngói đỏ để lợp nhà. Với kiến trúc tầng cao và mái dày lợp qua nhiều lớp, tạo thế thoáng đáng, cao giáo – đặc tính của nhà gian cổ truyền, cho dù là cái hè oi ả tại thời tiêt nước ta nhưng bên trong gian nhà vẫn thoáng mát, mà khó có một công trình hiện đại nào có thể vượt qua đỉnh cao của nó.
Về kiến trúc nội thất, gian chính làm phòng thờ kết hợp phòng khách. Tọa thờ chính sẽ bố trí ngay giữa nhà thờ họ. Xung quanh bàn thờ được gia chủ sắp xếp sao cho không gian trang nghiêm nhất, gồm bài vị, đồ lễ, bát hướng nén vàng… Những công trình nhà thờ họ bằng gỗ tại nước ta cũng tương đối nhiều.
Để tìm hiểu thêm các mẫu nhà gỗ đẹp truyền thống nước ta. Quý khách có thể truy cập website Nhà Gỗ Huy Trọng để tìm hiểu thêm các mẫu nhà gỗ đẹp cổ truyền Bắc Bộ.