Kiến trúc nhà gỗ cổ truyền được xây dựng trên một quy thức kiến trúc cổ Việt Nam, hay nói cách khác nó được xây dựng trên một trật tự, một sơ đồ tư duy nhất định. Tất cả yếu tố từ kích thước, sự tương quan tỷ lệ giữa các chi tiết, cũng như thành phần kết cấu trong một công trình kiến trúc cổ của Việt Nam… đều có những quy tắc riêng nhất định. Nó được đánh giá là một trong những công trình bật nhất tại Việt Nam thể hiện sự tài hoa, tri thức và truyền thống trong kiến trúc cổ của người Việt.
Tuy loại hình kiến trúc này không còn nhiều nhưng không có nghĩa là đã biến mất hoàn toàn. Loại hình kiến trúc này tính đến nay đã hàng trăm năm, xuất phát từ thời Lý-Trần, vốn được xem là thời kỳ văn minh rực rỡ nhất của Đại Việt… dù không trọn vẹn nhưng vẫn chứng minh được quy mô và kỹ thuật xây cất của ông cha ta thực sự đáng nể phục. Nếu để ý sẽ thấy giữa kiến trúc Việt Nam và Trung Quốc có sự khác biệt rất rõ nét. Điển hình như:
Mái nhà
Cột
Cột nhà được xem là quan trọng nhất – là phần khung nâng đỡ cả công trình. Khối gỗ khi chọn cũng như cắt gọt để làm cột phải tròn, to mập, phình ở phần giữa. Bởi vì, công trình nhà gỗ cổ truyền xưa không sử dụng các vật liệu hiện đại, khung sắt… chính vì thế mọi sức nặng của công trình đều được đặt lên cột, cột đặt lên các đế chân cột chứ không chôn xuống nền và chính sức nặng của công trình làm công trình ổn định và luôn vững chãi theo thời gian.
Căn nhà được xây dựng theo các vì nhà, tiếp đó các vì được dựng và nối với nhau bằng chính cột xà ngang và xà dọc tạo thành một hình hộp vuông vắn, sau đó tới lợp mái và làm tường nhà. Vì nhà cũng là đặc trưng cho lối kiển trúc theo từng địa phương và từng thời kỳ.
Chạm khắc
Nếu như kết cấu nhà gỗ đóng vai trò là khung xương sống đảm bảo một ngôi nhà vững chãi. Thì phần chạm khắc lại thể hiện nét đẹp và phong cách sống của người Việt. Mỗi một đường nét chạm khắc lại thể hiện cái “hồn” của ngôi nhà. Trong thức kiến trúc cổ Việt Nam chạm trổ là phần rất quan trọng, nó thể hiện tinh thần công trình. So với kiến trúc Trung Hoa thích vẽ hình và sơn màu sặc sỡ, thì kiến trúc cổ Việt Nam lại luôn mộc màu gỗ hay quét sơn ta bảo vệ có màu nâu và ưa thích chạm trổ những họa tiết mang đến may mắn, tài vận như: tùng – cúc- trúc – mai, long – ly – quy – phượng…
Thước tầm
Trong thức kiến trúc cổ Việt Nam, điều mà chưa bao giờ được bật mí – đó tất cả các kích thước tính của công trình đều dựa theo cây “thước tầm” – loại cây thước được tính theo kích thước cơ thể của gia chủ. Đây là một nét độc đáo, theo cách phân tích cái đẹp tỷ lệ người thì thước tầm là “modulor” của kiến trúc cổ Việt Nam, tạo ra cái đẹp hình học tinh tế.
Ngày nay, nhà gỗ cổ truyền đang là xu hướng được rất nhiều gia đình lựa chọn, nó biểu trưng cho văn hóa truyền thống lâu đời của cha ông mà chúng ta cần phải giữ gìn.