Câu đối thờ gia tiên là nơi con cháu đời sau tỏ lòng biết ơn các bậc tiên tổ, và bầy tỏ ước nguyện giữ vững nếp sống tốt đẹp của dòng họ, bồi đắp đức tốt để tạo phúc lâu dài. Con cháu gìn giữ và tuân theo giáo huấn được khắc trên những câu đối thờ là nếp sống và văn hóa đẹp của người việt và cho tới ngày nay nhờ có công của những vị túc nho đã gìn giữ và sưu tầm cho chúng ta một bộ sưu tập những câu đối thờ gia tiên được phiên dịch sang chữ quốc ngữ ngày nay.
“Muôn thuở công thành danh hiển đạt
Nghìn thu đức sáng họ phồn vinh.”
Câu đối thờ gia tiên ngoài ý nghĩa tưởng nhớ tới công lao của ông bà tiên tổ, thì cũng có nhiều sách cổ chép lại cho chúng ta biết rằng các câu đối thờ gia tiên còn để ghi nhớ cho con cháu đời sau về dòng dõi lịch sử hay còn gọi là gia phả dòng họ mình để con cháu đời sau nhìn đó mà nhớ về nguồn cội.
“Danh gia nối đời, tự thuở nhà Lê trở lại
Ban đầu gây dựng, vốn từ Thịnh Đức tới nay”
Có người cho rằng Thịnh Đức là niên hiệu của vua Lê Thần Tông từ năm 1653 đến 1654 trên dưới 60 năm nhà Mạc thất thủ Thăng Long phải chạy lên Cao Bằng và nhiều nơi khác? Gia phả họ Thạch thì ghi như sau:
“… Riêng ta đổi thành họ Thạch và làm nhà sư trông coi ngôi chùa lớn. Các tăng ni đặt hiệu cho ta là Thịnh Đức thiền sư. Sau không ở chùa nữa. Sinh hạ được 6 con trai lập nên 6 chi… “Vậy là đã rõ Tổ đầu tiên của họ Thạch là Thịnh Đức vốn từ họ Mạc đổi sang và đến từ thời Lê Trung hưng. Từ những năm 50-60 của thế kỷ 20 này các vụ Thạch Văn Vĩnh, Thạch Văn Quế… đã dày công tìm về cội nguồn Lan Khê và Lũng Động để “vấn Tổ tầm Tông”; từ đó mà con cháu các họ này đã có mối liên hệ mật thiết với nhau hàng năm đi lại giỗ Tổ.