Có khá nhiều câu hỏi xoay quanh chủ đều kiến trúc nhà gỗ, không gian nhà gỗ cổ truyền… và trong số những câu hỏi đó, có khá nhiều người quan tâm đến vấn đề chất lượng gỗ, bởi vì công trình nhà gỗ có vững chãi, có chắc chắn, bền đẹp hay không đều dựa hoàn toàn vào chất lượng của gỗ. Vì vậy, lựa chọn được khối gỗ tốt thôi vẫn là chưa đủ. Chính vì thế, mà ngày hôm nay chúng tôi sẽ chia bài việc “Làm cách nào để khắc phục nhược điểm của gỗ trong kiến trúc nhà gỗ?” một vấn đề cực kỳ nóng trong suốt thời gian qua.
Dù có rất nhiều các vật liệu hiện đại ra đời thay thế cho vật liệu bằng gỗ, thế nhưng sự ưu ái dành cho loại vật liệu này vẫn không bao giờ thay đổi. Bởi tất cả các món đồ, những công trình được làm bằng gỗ mang đến cho chúng ta một sự thoải mái, cảm giác gần gũi, sự thân thuộc, trong nét mộc mạc giản dị đến tự nhiên lại vô cùng hiện đại, đôi khi lại rất cổ kính không những vậy nó còn có giá trị sự dụng cao.
Đương nhiên không có gì là hoàn hảo cả, ngay cả khi có các ưu điểm về chất lượng, tính thẩm mỹ cao thì gỗ cũng có những nhược điểm như: dễ bị cong vênh, chất gỗ có thể co giãn do thời gian sử dụng lâu dài, tình trạng mối mọt khi xuống cấp… Do đó mà chúng ta sẽ gặp không ít những phiền phức, cũng như sự rắc rối trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, khi hiểu được những đặc tính riêng của từng loại gỗ, cũng như đặc điểm của gỗ, thì ta có thể khai thác được tối đa hiệu quả, ưu điểm của loại vật liệu tự nhiên này trong quá trình sử dụng.
Làm cách nào để khắc phục nhược điểm của gỗ trong kiến trúc nhà gỗ?
Ở nước ta do điều kiện nhiệt độ không khí, thời tiết nóng ẩm, hanh khô thất thường nên không ít công trình gỗ xuất hiện tình trạng gỗ bị co giãn, điều này làm mất đi tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Hơn thế nữa, gỗ lúc này có thể bị mối mọt tấn công rất nhanh….do đó, trước khi đưa gỗ vào sử dụng, ngay từ bước gia công ban đâu, gỗ đã phải được gia công thật tốt “trong môi trường không tốt” – tại sao lại phải làm như vậy? Điều đó sẽ giúp các lớp gỗ bên trong thích nghi tốt với điều kiện thay đổi thất thường, đạt đến độ co giãn của nó để cho dù thời tiết biện động ra sao thì cây gỗ cũng không bị thay đổi tính chất lý hóa quá nhiều. Nghĩa là trong quá trình gia công gỗ phải được đem ngâm trong bùn một thời gian dài sau đó đem phơi khô rồi mới tới công đoạn xử lý và đương nhiên người người thợ phải là người có tay nghề để đoán biết được “độ chín” của gỗ.
Để giữ màu sắc của gỗ luôn bền đẹp cũng như chất lượng không bì thay đổi nhiều thì cần tránh môi trường quá khắc nghiệt, hoặc tránh không để gỗ gập trong nước quá lâu, phải loại bỏ hết lớp “tế bào chết” chính là phần vỏ ngoài của gỗ, để lọc hết mối mọt phía lớp ngoài, tránh ảnh hưởng đến cốt gỗ. Chính vì, mỗi một loại gỗ lại có nhưng ưu và nhược điểm khác nhau, do đó ta cần phải nắm bắt cũng như phải hiểu rõ được loại gỗ mà ta sử dụng phù hợp trong điều kiện như thế nào. Việc đó sẽ gúp tăng tuổi thọ cho kiến trúc nhà gỗ nói chung và nội thất gỗ nói riêng.
Việc tính toán tỉ lệ co ngót của gỗ cũng vô cùng quan trọng. Người thợ có vai trò cực kỳ quan trọng, bởi chi khi đoán biết được tỉ lệ thay đổi của gỗ mới có thể đưa ra kích thước phù hợp để sau một thời gian gỗ co giãn mà không làm ảnh hưởng hay làm thay đổi dù một chi tiết, kết cấu nhỏ của công trình… để tạo một không gian gỗ hài hòa.
Đồng thời, kết hợp cột trụ gỗ với đá sẽ giúp trụ gỗ tránh được ẩm mốc, mối mọt… Ngoài ra muốn tạo ra một không gian nhà gỗ đẹp ta còn phải dựa vào phong cách kiến trúc của từng ngôi nhà nữa.